Nhóm Sinh viên Nghiên cứu khoa học Đại học nông lâm Huế tham gia báo cáo khoa học tại Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

0
753

Theo thư mời từ Bộ môn Ngoại Sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm Huế, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chúng em do TS. Dương Thanh Hải hướng dẫn gồm Trần Duy Hoàng, Trần Văn Tiến, Phùng Thị Thu Hằng (sinh viên năm 3, ngành Chăn nuôi, ngành Thú y) và Hà Thị Kim Oanh (sinh viên năm 2, ngành Thú y) rất tự hào và vinh dự đã được tham dự Hội thảo Sinh sản thường niên lần thứ 10 do Bộ môn Ngoại Sản, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

Ngày 19/09/2019, Hội thảo Sinh sản thường niên lần thứ 10 đã diễn ra long trọng tại Hội trường C, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Cùng với sự góp mặt của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trung tâm chăn nuôi, các doanh nghiệp và các bạn sinh viên nghiên cứu khoa học.

PGS. TS. Bùi Trần Anh Đào, lãnh đạo Khoa thú y phát biểu khai mạc Hội thảo Sinh sản thường niên lần thứ 10

Thông qua hội thảo, nhóm sinh viên chúng em đã học được những bài học và kinh nghiệm từ các nhà khoa học và các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học (NCKH). Đồng thời thu nhận thêm nhiều kiến thức mới, trau dồi chuyên môn và xây dựng góc nhìn mới.

Trong khuôn khổ hội thảo này, Bộ môn Ngoại sản phối hợp với GS. Takeshi Osawa (Nhật Bản) tổ chức lễ ra mắt sách “Công nghệ sản xuất và cấy phôi tại trang trại”, cập nhật các kiến thức mới về công nghệ sản xuất phôi, phù hợp với bước tiến ngành chăn nuôi hiện nay.Ra mắt sách được phối hợp viết bởi Bộ môn Ngoại sản và GS. Takeshi Osawa (Nhật Bản)Nhóm tác giả kí tặng sách trong hội thảo

Đặc biệt, hội thảo có các bài báo cáo chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về sinh sản trong nước và quốc tế, gồm GS. Takeshi Osawa, PGS. TS. Bùi Hữu Đoàn, PGS.TS Sử Thanh Long, ThS. Nguyễn Công Toàn, TS. Đỗ Thị Kim Lành, TS. Bùi Xuân Nguyên. Nội dung xoay quanh các công nghệ sinh sản mới ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi hiện nay như ứng dụng liệu pháp homrmone quản lí hiệu quả sinh sản đàn bò sữa, công nghệ sản xuất phôi, tinh phân ly giới tính, kiểm soát giới tính phôi gia cầm và tầm nhìn công nghệ chuyển gen tương lai.PGS. TS. Takeshi Osawa trình bày về ứng dụng siêu bài noãn trong thụ tinh nhân tạo và cấy phôiPGS. TS. Bùi Hữu Đoàn trình bày về giới tính phôi gia cầm

TS. Đỗ Thị Kim Lành trình bày về ứng dụng công nghệ chuyển gen trong tạo bê cơ nhân đôi

PGS. TS. Sử Thanh Long xúc động chia sẻ về về quá trình hình thành, vai trò và phương hướng phát triển của nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học “Nguồn nhân lực chất lượng cao”.

PGS. TS. Sử Thanh Long trình bày về Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học “Nguồn nhân lực chất lượng cao”

Bên cạnh đó, nhóm sinh viên chúng em còn được giao lưu, trao đổi với các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học khác đến từ Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường đại học Nông lâm Bắc Giang. Các nội dung bá báo cáo bao gồm các kết quả nghiên cứu khoa học về công nghệ sản xuất phôi trong phòng thí nghiệm in vitro và tại trang trại in vivo, định lượng nồng độ progesterone xác định thời điểm phối giống, cấy phôi và ứng dụng công nghệ tế bào gốc và phúc lợi động vật.Nhóm sinh viên NCKH Học viện nông nghiệp Việt Nam báo cáo về kết quả nghiên cứu và sản xuất phôi bò in vitro và in vivoSinh viên NCKH Học viện nông nghiệp Việt Nam Phạm Văn Bách báo cáo kết quả về mối quan hệ giữa nồng độ progesterone trong máu và tỷ lệ bò có chửa

Tại hội thảo, Hồ Thị Minh Tâm sinh viên năm 4, ngành Thú y, Trường đại học Nông Lâm Huế và Trần Thị Minh Châu sinh viên đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện đang thực tập tại phòng khám và chăm sóc thú cưng Gaia tại Hà Nội đã có bài báo cáo về phúc lợi động vật trong phòng khám thú y trên địa bàn Hà Nội trong thời gian thực tập cuối khóa.

Minh Châu (sinh viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) kết hợp với Minh Tâm (sinh viên Đại học Nông Lâm Huế) báo cáo về phúc lợi động vật trong phòng khám thú y trên địa bàn Hà Nội

Đến với hội thảo, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học Đại học nông lâm Huế tự hào báo cáo kết quả nghiên cứu về “ Hiện trạng chăn nuôi trâu và khả năng sinh sản của đàn trâu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” dưới sự hướng dẫn TS. Dương Thanh Hải (giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y). Phần báo cáo đã diễn ra thành công, góp phần giúp các đại biểu tham dự hiểu rõ hơn về tình hình chăn nuôi trâu tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. Đặc biệt, qua những ý kiến nhận xét và đóng góp từ các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về đàn trâu TS. Mai Văn Sánh, PGS. TS. Phạm Văn Giới, chúng em rút ra được rất nhiều bài học quý báu, bổ sung vào hành trang và sẵn sàng đồng hành cùng các thầy cô Đại học Nông lâm Huế thực hiện các đề tài, dự án về phát triển đàn trâu Huế trong tương lai.

Nhóm sinh viên NCKH Đại học nông lâm Huế báo cáo tại hội thảo

Những gương mặt đại diện sinh viên NCKH Đại học nông lâm Huế tham dự tại hội thảo

 

Hội thảo đã diễn ra thành công, góp phần tạo nên sự gắn kết, giao lưu giữa các nhà khoa học, người chăn nuôi, các doanh nghiệp và các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học. Qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường phối hợp trong nghiên cứu và đào tạo giữa các đơn vị khắp cả nước.

Các sinh viên nghiên cứu khoa học đại học Nông Lâm Huế tự hào chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà khoa học, nhà quản lí và các Thầy Cô tại Nhà hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong tương lai, sinh viên NCKH học Đại học Nông lâm Huế rất mong muốn và sẵn sàng phối hợp nghiên cứu cùng các nhóm sinh viên NCKH từ Học Viện, trường đại học khắp cả nước, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sinh viên nghiên cứu khoa học.

Giao lưu sinh viên NCKH  thuộc 3 đơn vị Học viện nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm Huế và Đại học Nông lâm Bắc Giang

 

Bên cạnh hội thảo, nhóm sinh viên NCKH Đại học Nông lâm Huế còn tham gia các hoạt động giao lưu với các nhóm sinh viên NCKH, các buổi seminar chuyên môn quốc tế và trải nghiệm về văn hóa Hà Nội.

GS.Takeshi Osawa chia sẻ về Bệnh viêm nội mạc tử cung ở bò sữa tại Bệnh viện thú y 20/09/2019Sinh viên NCKH Huế chụp ảnh lưu niệm cùng GS.Takeshi Osawa và sinh viên Học viện nông nghiệp Việt Nam

Sinh viên từ Huế ra thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội

Sinh viên NCKH Huế tham quan di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long  trong lòng thủ đô Hà Nội

Tiếp theo, dưới sự chỉ đạo Ban tổ chức Trung Ương, sinh viên NCKH đại học Nông Lâm Huế tiếp tục phối hợp với nhóm sinh viên NCKH Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia tình nguyện thực tế điều tra và nâng cao sức khỏe cho đàn trâu khu vực ATK, Yên Sơn, Tuyên Quang từ ngày 23/9-29/9/2019.

Sinh viên NCKH đại học Nông Lâm Huế cùng nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam chụp ảnh kỉ niệm với cán bộ của Ban tổ chức Trung Ương điều tra tình hình chăn nuôi trâu tại Yên Sơn, Tuyên Quang

 

Một số hình ảnh trong quá trình điều tra trâu:

Hành trình tuy ngắn nhưng đầy bổ ích và ý nghĩa, thông qua chuyến đi thực địa, nhóm sinh viên chúng em có cơ hội kết nối, giao lưu và chia sẻ khoa học cùng các bạn sinh viên NCKH khu vực miền Bắc và học hỏi các bài học từ các nhà khoa học đầu ngành. Từ đấy, chúng em rút kinh nghiệm, trau dồi và chuẩn bị đầy đủ hành trang để sẵn sàng phối hợp nghiên cứu với các đơn vị nghiên cứu khoa học, các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Đúc rút một số bài học sau chuyến tham gia hội thảo khoa học

Chúng em cần các Thầy Cô của đại học Nông Lâm Huế và các Thầy Cô của Học viện Nông nghiệp Việt Nam gắn kết hơn nữa trong quan hệ xã hội để chúng em những sinh viên có nhiều cơ hội tham gia học hỏi và phát triển.

– Thông qua hội thảo, chúng em nắm bắt được nhiều thông tin trong nước và Quốc tế, đặt biệt là những thông tin liên quan đến nhóm nghiên cứu khoa học và qua đó chúng em đã tạo được mối quan hệ giữa sinh viên miền Bắc và miền Trung.

– Thông qua các seminar Quốc tế, chúng em sẽ định hướng cho mình có tầm nhìn Thế giới về Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực Sinh sản vật nuôi mà chúng em yêu thích.

– Thông qua việc khảo sát điều tra trâu thực tế chúng em đã trưởng thành và đặc biệt biết cách tạo ra các mối quan hệ với người dân địa phương.

Và cuối cùng, …đây là một chuyến đi bổ ích và thú vị!

Nhóm đưa tin

Nhóm Sinh viên NCKH Đại học Nông Lâm Huế

Duy Hoàng

Văn Tiến

Thu Hằng

Kim Oanh.

Bài trướcHuế: Tân sinh viên ngành Thú y tò mò xem cách chữa bệnh cho thú cưng
Bài tiếp theoTrường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế: Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là tất yếu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here