Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóp bóng trợ thở

0
312

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở nhiều nước và có xu hướng lay lan mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt virut gây bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan hô hấp làm cho một số người bệnh bị triệu chứng khó thở, giảm nồng độ oxy bão hoà trong máu. Những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong nếu không được trợ thở kịp thời. Do vậy, việc nghiên cứu chế tạo các loại máy trợ thở cho bệnh nhân là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, Đại học Huế đã quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu đột xuất:  “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóp bóng trợ thở tự động phục vụ điều trị bệnh nhân hô hấp trong bối cảnh dịch COVID-19”, Mã số: DHH2020-02-130-NV, do TS. Vũ Văn Hải, giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y làm chủ nhiệm.

Ý tưởng chế tạo máy bóp bóng trợ thở tự động không phải là mới. Tuy nhiên ý tưởng có sự khác nhau dựa trên sự có sẵn của các loại vật liệu cung cấp và thời gian để có thể tạo ra thiết bị ở các quốc gia khác nhau. Đặc biệt, gần đây dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến cho các nguồn cung cấp máy thở khan hiếm, ý tưởng này lại được tiếp tục phát triển bởi rất nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau trên thế giới và theo nhiều cách tiếp cập khác nhau. Cùng với ý tưởng đó, nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Văn Hải cùng với các cộng sự đã thiết kế, chế tạo thành công máy bóp bóng trợ thở khẩn cấp nhằm phục vụ cấp cứu bệnh nhân Covid-19 khi cần và dùng trong gây mê hồi sức cho thú y đáp ứng với mục tiêu đề ra.

– Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ: nhóm đã thiết kế, chế tạo được máy bóp bóng có thể chỉnh được tần số bóp bóng, thể thích bóp bóng và tỷ lệ hít vào: thở ra phù hợp với sinh lý hô hấp của người và thú nhỏ (chó, mèo). Từ đó giúp quá trình trợ thở áp lực dương được an toàn hơn so với bóp bóng ambu trợ thở bằng tay.

– Máy bóp bóng Ambu trợ thở do nhóm chế tạo sử dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền tại địa phương, vận hành bền bỉ có thể giúp thở cấp cứu cho các bệnh nhân hô hấp trong bối cảnh dịch COVID-19. Máy có kết cấu nhỏ gọn, sử dụng điện 12V DC nên có thể được sử dụng một cách cơ động linh hoạt trên xe cấp cứu và sử dụng chính nguồn điện của xe cung cấp.

Sơ đồ máy trợ thở: 1- Khung vỏ máy; 2- Bóng Ambu; 3- Thanh dẫn hướng; 4- Đầu đẩy bóng; 5- Thanh đẩy; 6- Biên; 7 – Mặt trượt; 8-  Con trượt; 9-  Động cơ điện; 10- Quạt làm mát; 11- Các núm điều chỉnh; 12 – Màn hình LCD; 13 – Hệ thống điều khiển sử dụng Arduino board; 14 – Lỗ thông khí. 15 – Đầu hút khí vào bóng Ambu.

Với ý tưởng nghiên cứu này, có thể nói, việc phòng chống bệnh Covid không chỉ là của riêng ai mà của toàn xã hội, không phải chỉ là nhiệm vụ của các cán bộ ngành Y mà kể cả các Bác sĩ Thú y, Kỹ sư Chăn nuôi Thú y, Kỹ sư cơ khí,… cũng không đứng ngoài cuộc.

Huế, ngày 27.7.2021

N.Đ.T.K

Bài trướcKhoa Chăn nuôi Thú y đào tạo ngành Chăn nuôi bằng tiếng Anh trình độ Thạc sĩ
Bài tiếp theoKhoa Chăn nuôi Thú y Chào mừng Tân sinh viên Khoá 55

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here